Kênh đầu tư an toàn sau đại dịch
Do tác động của đại dịch và đà suy giảm chung của thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng giảm khá sâu và mới có dấu hiệu hồi phục nhẹ từ tháng 4/2020, sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
Có nên “bắt đáy” chứng khoán?
Khá nhiều mã tiềm năng rớt điểm mạnh và chưa thể phục hồi ngay khiến nhà đầu tư nảy sinh tâm lý muốn “bắt đáy” thị trường. Dòng tiền “bắt đáy” đến từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư mới và những nhà đầu tư bị “kẹt hàng” muốn gỡ.
Theo các chuyên gia, nếu nhà đầu tư biết lựa chọn các mã có khả năng sẽ bùng lên sau dịch và có kỹ thuật đầu tư tốt (biết chọn “đỉnh” và “đáy” theo chu kỳ tăng lên hay giảm xuống), thì vẫn có lãi. Nhưng nếu không có những hiểu biết nhất định, lựa chọn sai thì sẽ giống như chuyện “ông lão đánh cá và con cá vàng”, đánh bắt cả năm rồi lại “trở về với cái máng lợn cũ”.
Năm 2019 được xem là thời kỳ tăng trưởng hoàng kim của vàng khi thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, giá vàng đạt đỉnh 1.552,42 USD/ounce (ngày 4/9). Nguyên nhân đến từ những bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới, việc đồng USD giảm giá khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác hay tác động từ các cuộc chiến thương mại. Tính chung cả năm 2019, giá vàng đã tăng được tổng cộng 234,7 USD/ounce (18,33%).
4 tháng đầu năm 2020, vàng tăng tiếp 12,14%, vượt mặt hầu hết các kênh đầu tư khác và thậm chí còn được dự đoán có thể vượt qua đỉnh cũ, đạt tới mốc 80 triệu đồng/lượng năm 2020 do việc hạ thấp lãi suất cơ bản các gói kích thích kinh tế lên đến hàng chục nghìn tỷ USD, tâm lý tích trữ, trú ẩn vào vàng còn lớn… Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng lướt sóng và cần cẩn trọng với trạng thái đã xảy ra khi “vượt qua đỉnh” sẽ là xuống sâu (như từ 49 triệu xuống 35 triệu đồng/lượng).
Giữ USD có lời cao?
Từ 2012 đến nay, giá USD đã cơ bản ổn định khi chỉ tăng trung bình 1,47% – 1,6%, thấp hơn định hướng tăng (2%) của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất tiền gửi ngoại tệ cũng chỉ đạt 0%, thấp xa so với lãi suất tiền gửi nội tệ do tỷ giá được thay đổi phương thức điều hành, từ 6 tháng 1 lần (có tính chất “giật cục”) sang xác định tỷ giá trung tâm, vừa linh hoạt theo thị trường, vừa ngăn chặn đầu cơ “đón lõng”.
Thị trường ổn định và lãi suất kém hấp dẫn khiến tâm lý găm giữ ngoại tệ cũng đã giảm. Thời gian tới, dự báo USD có thể sẽ tăng trưởng do nhiều đối tác thương mại lớn phá giá mạnh đồng nội tệ, lượng tiền tung ra thị trường của nhiều nước còn lớn hơn trong khủng hoảng 2008-2009, tỷ giá thương mại 3 tháng đầu năm đã chuyển sang dấu âm (có lợi cho nhập khẩu hơn là xuất khẩu)… nhưng khả năng đến cuối năm cũng khó vượt qua mốc 25.000 VND/USD.
Bất động sản giàu tiềm năng
Bất động sản về lâu dài vẫn là kênh đầu tư giàu tiềm năng bởi quan niệm “người đẻ nhưng đất không đẻ” của người Việt. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý cộng thêm “cú bồi” Covid-19 khiến thị trường bất động sản giảm nhiệt nhưng theo TS. Cấn Văn Lực thì nhiều phân khúc hiện vẫn rất “sáng cửa” như bất động sản logistics, bất động sản công nghiệp có sẵn nguồn đất sạch, nhà ở phân khúc trung lưu và nhà giá thấp… Đầu tư các phân khúc này vẫn đảm bảo an toàn.
Tiết kiệm chờ cơ hội đầu tư?
Trong vài năm trở lại đây, lãi suất gửi tiết kiệm cao hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI. Thêm vào đó, việc nhiều ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động lên mức khá cao để đảm bảo tính thanh khoản nên gửi tiết kiệm có lãi suất thực và ít bị rủi ro như các kênh đầu tư khác.
Tuy nhiên, gửi tiết kiệm không phải là kênh đầu tư hiệu quả, chỉ thích hợp tạm trú dạng “tích cốc phòng cơ”, chờ thời khi thị trường quá nhiều biến động hay dành cho những ai không biết đầu tư hoặc sợ rủi ro.
Trái phiếu doanh nghiệp – Sáng cửa bỏ vốn
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã có một năm 2019 tăng trưởng ấn tượng, từ 9,01% GDP (2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019).
TPDN đang tỏ rõ ưu thế cạnh tranh với các kênh đầu tư khác trái phiếu doanh nghiệp đang tỏ rõ ưu thế cạnh tranh với các kênh đầu tư khác. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch nhưng quý I, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đạt tăng trưởng nhẹ khi có 47.102 tỷ đồng trái phiếu trong tổng số 63.914 tỷ đồng được chào bán, đạt tỷ lệ phát hành 73%. Các doanh nghiệp bất động sản là nhóm phát hành trái phiếu doanh nghiệp với giá trị lớn nhất, chiếm 63% lượng trái phiếu phát hành trong quý. Lãi suất phát hành sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp khá ổn định (9-11%), cao nhất vẫn là nhóm trái phiếu bất động sản, trung bình 10,7%/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, đây là một trong những kênh sáng cửa bỏ vốn nhất sau mùa dịch. Bởi đứng về góc độ nhà đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp có thể phù hợp với đa dạng các nhà đầu tư, kể cả những người đã có tuổi, không còn nhạy bén với biến động của thị trường. So với những kênh đầu tư truyền thống, trái phiếu doanh nghiệp có mức lãi suất khá hấp dẫn, phổ biến trên mức 10%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài tại các ngân hàng.
Ví dụ với Ibond – sản phẩm trái phiếu do Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam phát hành. Sản phẩm này có giá khá thấp, chỉ 100.000đ/trái phiếu với lãi suất lên tới 13%/năm cho gói 36 tháng, được chia thành nhiều kỳ hạn: 3 tháng – 6 tháng – 9 tháng – 12 tháng. Nếu khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước sẽ được đơn vị phát hành cam kết mua lại, đảm bảo tính thanh khoản và vẫn nhận được lãi suất cao.
Như vậy, nhà đầu tư có thể vừa kiểm soát, vừa hạn chế được các rủi ro gặp phải khi đầu tư. Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo, nhà đầu tư nên chọn trái phiếu của những doanh nghiệp có lịch sử hoạt động kinh doanh lâu đời (trên 10 năm) và có lãi từ hoạt động kinh doanh chính trong 3 năm gần nhất, sức khỏe doanh nghiệp ổn định, hoạt động tài chính minh bạch để đảm bảo an toàn đầu tư.